Nguồn cung các thị trường chính chững lại, khiến nguồn vốn đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng có xu hướng chuyển về Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết...
Sự chững lại tại các thị trường truyền thống
Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc là những thị trường nghỉ dưỡng truyền thống của Việt Nam, với nguồn cung tích lũy cao nhất cả nước. Tuy nhiên, các số liệu khảo sát gần đây cho thấy, tốc độ phát triển của những thị trường này đang có phần chậm lại.
Theo một báo cáo của CBRE Việt Nam, nguồn cung tích lũy biệt thự nghỉ dưỡng tại ba thị trường chính là Đà Nẵng, Khánh Hòa và Phú Quốc có tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2017 đến quý III/2019 lần lượt là 2,6%, 0,9% và 7,3%. Các con số này đều giảm mạnh so với mức tương ứng tại mỗi điểm đến trong giai đoạn 2015-2017 là 5,5%, 35% và 27%.
Đại diện Rio Land - đơn vị đang phát triển dự án nghỉ dưỡng 23 ha tại Vũng Tàu cho rằng, nguyên nhân chính đến từ nhiều lý do khách quan như quỹ đất đẹp dần cạn kiệt hay tình trạng quá tải sân bay sớm hơn dự báo. Theo đó, công suất khai thác của sân bay Đà Nẵng năm 2018 là 13,2 triệu khách so với công suất thiết kế chỉ có 10 triệu khách, sân bay Nội Bài tiếp nhận 25,9 triệu khách với công suất thiết kế chỉ 25 triệu khách, đặc biệt tại sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải khi phục vụ 38,4 triệu khách trong khi công suất thiết kế đạt chuẩn 28 triệu khách.
"Sự quá tải của hệ thống hạ tầng dẫn đến nỗi lo về sụt giảm nguồn cầu, nên dù dự án mới đến từ những thương hiệu đình đám thì các nhà đầu tư vẫn có xu hướng dè dặt hơn so với trước đây", vị đại diện phân tích.
Sân bay Tân Sơn Nhất vào dịp cao điểm. Ảnh: Quỳnh Trần.
Còn tại Phú Quốc, đại diện Tổng cục Du lịch cho biết, tuy có nhiều khách sạn, resort hoạt động tốt nhưng công suất phòng bình quân ở đây chỉ đạt khoảng 50%.Cũng theo CBRE Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng lượt khách du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 2,72 triệu lượt, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó, công suất phòng lại giảm 2,4%.
Cơ hội cho các thị trường mới
Sự sụt giảm nguồn cung mới tại các điểm đến truyền thống đi song song với việc mở rộng tại các thị trường mới nổi trong năm 2019. Trong một báo cáo mới đây, ông Robert McIntosh, Giám đốc điều hành của CBRE Hotels khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết, để tiếp tục duy trì tăng trưởng, các chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam sẽ phải đa dạng hóa thị trường, cân nhắc cả những địa điểm du lịch giàu tiềm năng nhưng chưa phát triển tương xứng như Nam Hội An, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Lễ ra quân mở bán một dự án tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều lợi thế như cách TP HCM hơn một tiếng lái xe, có hạ tầng kết nối giao thông đầu tư bài bản với trọng điểm là sân bay quốc tế Long Thành và công suất du lịch đạt mức cao. Hiện, đa phần dịch vụ lưu trú tại đây chỉ tập trung đáp ứng nhu cầu phòng cơ bản, chưa thỏa mãn nhu cầu nghỉ dưỡng dài ngày của du khách.Các địa phương có kết nối thuận tiện với những thị trường trọng điểm như Bà Rịa - Vũng Tàu (gần TP HCM), Quảng Nam (gần Đà Nẵng), Bình Thuận (4,5 tiếng lái xe từ TP HCM), Hạ Long (2,5 tiếng lái xe từ Hà Nội) đang có nhiều cơ hội.
Trong năm 2018, Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón 15,8 triệu lượt khách nhưng lưu trú chỉ 3,1 triệu, do thiếu tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp (có chưa đến 10 khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao toàn tỉnh). Điều này tạo dư địa cho việc phát triển nguồn cung resort, khách sạn, căn hộ khách sạn 4-5 sao mới nắm bắt các xu hướng sáng tạo, tiên phong, chú trọng tính trải nghiệm và nghỉ dưỡng của du khách.
Bất động sản Vũng Tàu có lợi thế gần TP HCM và sân bay Long Thành.
Lộc AnBà Rịa - Vũng Tàu là một trong những trọng điểm phát triển du lịch quốc gia. Tỉnh đang định hướng quy hoạch quỹ đất hơn 1.100 ha tại Chí Linh - Cửa Lấp để xây dựng đô thị nghỉ dưỡng, tạo nên cung đường đắt giá kéo dài từ khu du lịch Chí Linh - Bãi Sau - Cửa Lấp. Nơi đây đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà phát triển lẫn đơn vị quản lý trong và ngoài nước, với những dự án quy mô lớn, đáp ứng đa dạng nhu cầu giải trí nghỉ dưỡng ngắn lẫn dài hạn của du khách.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập